Home » tin-tuc-may-han
Chào mừng bạn đến với http://mayhanhongkychatluong.blogspot.com/
Mối hàn bị nứt là tình trạng thường gặp trong quá trình hàn của người trong nghề. Thực tế, hiện tượng này thường xảy ra do các nguyên nhân nhất định, vậy nên thợ hàn cần xác định nguyên nhân của hiện tượng này từ đó có phương pháp xử lý phù hợp nhất!
Mối hàn bị nứt là dạng khuyết tật nguy hiểm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, chất lượng của mối hàn. Ngoài ra, nếu trong mối hàn có vết nứt dù rất nhỏ thì trong khi làm việc vết nứt sẽ lan rộng ra, dẫn đến việc phá hủy liên kết hàn.
Vết nứt của mối hàn có thể tồn tại trên bề mặt mối hàn, bên trong mối hàn hoặc ở khu vực ảnh hưởng nhiệt.
Nứt nóng
Các vết nứt nóng thường tập trung bên trong mối hàn và phát triển rộng ra bề mặt mối hàn hoặc có thể tạo thành ở các khu vực ảnh hưởng nhiệt. Các vết nứt nóng tạo ra ở khu vực ảnh hưởng nhiệt chủ do các tạp chất có hại ở trong kim loại vật hàn.
Nứt nguội
Nứt nguội tạo thành ở nhiệt độ thấp và thường phân bố ở biên giới hạt. Trong đa số các trường hợp, nứt nguội phát triển ra ngoài bề mặt và thường xuất hiện ở các khu vực ảnh hưởng nhiệt. Các vết nứt nguội có kích thước rất nhỏ nên khó có thể phát hiện bằng mắt thường.
Nứt do mỏi
Nứt do mỏi xuất hiện khi kết cấu hàn làm việc lâu với điều kiện tải trọng động.
Những vết nứt mối hàn do thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc chưa có kinh nghiệm có thể xảy ra thường xuyên với các thợ mới vào nghề. Có nhiều nguyên nhân và vết nứt cũng có tính chất và vị trí khác nhau, cần xác định đúng và đưa ra cách khắc phục phù hợp. Trên đây là các thông tin tổng hợp về hiện tượng mối hàn bị nứt và cách khắc phục. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn!
Máy cắt plasma ngày càng được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp cơ khí, giúp người thợ cắt kim loại nhanh, đẹp và thuận tiện hơn. Vậy máy cắt plasma có nguyên lý hoạt động như thế nào, mời bạn tham khảo ngay bài viết sau đây.
Máy cắt plasma là một loại máy cắt ứng dụng nguyên lý của loại khí plasma. Để thực hiện cắt kim loại, máy cắt plasma tận dụng nhiệt độ và tốc độ cao của dòng khí phun từ miệng của đầu cắt plasma để làm đứt vật liệu bằng kim loại.
Máy cắt plasma giúp quá trình cắt kim loại diễn ra một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn, nhờ nhiệt độ cao và chuyển động của dòng khí phun từ đầu cắt plasma giúp ta đứt vật liệu. Nguyên lý cắt plasma khá đơn giản, máy tận dụng nhiệt độ cùng tốc độ chuyển động cao của khí từ miệng cắt plasma làm nóng chảy và cắt đứt kim loại.
Máy cắt hoạt động khá đơn giản, đường cắt tạo nên bằng phẳng, không sần sùi và ít phải gia công lại. Khi muốn cắt mép vuông góc thì cần giảm tốc độ cắt để tạo sản phẩm đẹp và hoàn hảo. Chất lượng cắt phụ thuộc vào cường độ của dòng điện, khí và còn phụ thuộc vào tốc độ cắt của máy cắt.
Các loại khí thường sử dụng trong quá trình cắt plasma đó là khí oxi, nitơ, không khí ở dạng làm sạch hoặc hỗn hợp khí hydro – argon. Những loại khí này đảm bảo đường cắt có chất lượng tốt giúp tuổi thọ của thiết bị cao, tạo dáng cho hồ quang cắt tốt, an toàn và hiệu quả kinh tế.
- Khí Nitơ sử dụng trong máy cắt plasma cnc để cắt các kim loại màu vì cho bề mặt cắt sạch nhất trong số các loại khí.
- Còn các nguyên tử khí O2 giúp cải thiện vấn đề truyền năng lượng vào hồ quang với cơ chế phân ly tái hợp.
- Không khí được dùng để cắt plasma là phổ biến nhất, để cải thiện bề mặt cắt thì bổ sung nước vào mỏ cắt.
Để máy cắt plasma hoạt động được liền mạch thì nguồn cung cấp và mạch khởi động hồ quang cần nối với bề mặt cắt bằng ống và dây dẫn bên trong. Toàn bộ khí, dòng điện và dòng hồ quang được đầu ống và dây dẫn điều khiển.
Bước 1: Khởi động máy plasma
Sau khi khởi động máy, điện áp máy được kích hoạt giúp khí vận chuyển tới đầu cắt. Luồng khí theo vòi phun và sau đó đi ra ngoài.
Bước 2: Hồ quang phóng ra hình thành nên dòng plasma
Khi nguồn điện ổn định, mạch hồ quang ở tần số cao phóng ra tia lửa điện và dòng khí bên trong may cắt plamsa nhận được năng lượng lớn, bị ion hóa có khả năng dẫn điện. Cũng tại lúc này dòng hồ quang hình thành nhờ sự kết hợp điện cực và vòi phun. Tia hồ quang phóng ra ngoài tạo thành hồ quang mồi.
Bước 3: Dòng hồ quang đánh vào bề mặt vật liệu cắt
Dòng hồ quang đánh vào bề mặt vật liệu cắt khi ta di chuyển vòi phun lên bề mặt của vật liệu. Bộ nguồn sẽ nhận biết dòng điện chạy qua và dòng khí ion hóa tiếp tục duy trì bằng năng lượng 1 chiều.
Bước 4: Tiến hành cắt bề mặt của vật liệu
Tia hồ quang với nguồn nhiệt cao sẽ làm tan chảy các vật liệu. Các sỉ muội tạo nên trong quá trình cắt được dòng khí thổi xuống dưới đường cắt. Và chúng ta có thể tiến hành cắt vật liệu theo định hướng của mình. Với máy cắt plasma CNC, khi bộ điều khiển cảm ứng và khởi động thì máy cắt sẽ di chuyển theo đúng định hướng lập trình trước đó.
Với 4 bước thực hiện nhưng quá trình diễn ra rất nhanh chóng, như vậy là ta có thể thực hiện cắt vật liệu. Nếu sử dụng máy cắt plasma cầm tay thì bạn cần có kỹ năng cắt, và đảm bảo đường cắt trơn tru hơn, giảm thời gian phải gia công lại.
Còn với máy cắt plasma CNC thì thao tác thực hiện đơn giản hơn, chúng ta chỉ cần thiết lập thông số kỹ thuật đầu vào cho máy và bản vẽ, sau đó máy tự động cắt theo những gì chúng ta cài đặt.
Trong quá trình hàn vật liệu, chắc hẳn có rất nhiều người gặp lỗi máy hàn điện tử không chỉnh được dòng, làm ảnh hưởng đến hiệu suất cũng như quá trình hàn. Đây là một lỗi thường gặp ở nhiều máy hàn, cùng tìm hiểu cách sửa lỗi máy hàn không chỉnh được dòng ngay sau đây!
Khi máy hàn điện tử không chỉnh được dòng điện thì có các nguyên nhân như sau:
- Dòng điện đi vào máy quá cao làm quá trình hàn điện bị bắn tung tóe dẫn đến mối hàn không chỉnh được dòng.
- Dòng điện đi vào máy thấp quá khiến que hàn chảy loãng và mối hàn không chắc chắn. Tình trạng này sẽ làm cho mối hàn dễ bị sỉ hoặc bọt khí.
- Ngoài ra, lỗi này còn có thể do Jack phản hồi dòng, Diot máy bị hỏng. Do đó, cần kiểm tra kỹ các bộ phận có trong máy hàn để có phương pháp xử lý, sửa chữa phù hợp.
- Do chiết áp bị hỏng.
Kiểm tra dòng điện đi vào máy hàn để xác định nguyên nhân |
Bước 1: Tháo Jack phản hồi dòng và kiểm tra điốt xem có bị hỏng, có còn điện trở không. Nếu những bộ phận này hoạt động tốt thì sẽ cắn lại jack phản hồi và kiểm tra chiết áp.
Bước 2: Kiểm tra hiệu chỉnh dòng hàn gồm có chiết áp khống chế tinh chỉnh dòng hàn, chiết áp điều chỉnh dòng hàn,… Nếu máy hàn cho kết quả dòng hàn thấp hoặc cao hơn so với bình thường có nghĩa là máy hàn gặp các vấn đề dòng hàn quá yếu hoặc mạnh.
Lúc này, ta cần kiểm tra nguồn điện, kiểm tra và thay chiết áp của dòng hàn. Tiếp theo, cần thay chiết áp cũ và đầu nối dây vào chiết áp mới để hàn như bình thường.
Kiểm tra chiết áp để xác định nguyên nhân máy hàn không chỉnh được dòng |
Trong quá trình xử lý lỗi máy hàn điện tử, cần lưu ý một số yếu tố sau:
- Máy hàn có đáp ứng tốt bề dày vật liệu hàn mà bạn đang thực hiện hay không? Nếu máy hàn có khả năng đáp ứng không tốt với chiều dày của vật liệu đang hàn có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của máy.
- Tư thế hàn cần phải chuẩn để đảm bảo quá trình điều chỉnh dòng điện phù hợp.
- Thêm vào đó, các yếu tố như khí hậu, môi trường, nhiệt độ xung quanh cần thuận lợi. Điều này giúp bạn loại bỏ nguyên nhân bên ngoài tác động tới dòng điện hàn.
- Ngoài ra, đặc điểm của que hàn cũng là yếu tố ảnh hưởng đến dòng điện hàn của máy.
Như vậy, máy hàn điện tử không chỉnh được dòng là lỗi thường gặp ở trong quá trình hàn của thợ hàn. Nếu bạn am hiểu về các loại máy hàn bạn có thể tự sửa chữa và kiểm tra máy tại nhà. Trong trường hợp bạn không hiểu rõ, cần đưa máy đến các trung tâm bảo hành để được hỗ trợ.
Tính năng Inverter được tích hợp trong máy được người sử dụng rất quan tâm khi lựa chọn mua máy hàn. Công nghệ này sẽ giúp tiết kiệm điện năng và tiết kiệm chi phí sử dụng về lâu dài cho người dùng. Để tìm hiểu rõ hơn về máy hàn Inverter là gì và sử dụng máy hàn có áp dụng công nghệ này có những ưu điểm như thế nào, mời bạn cùng tìm hiểu ngay.
Công nghệ Inverter là công nghệ biến tần hiện đại được ứng dụng trên các thiết bị điện tử, điện lạnh. Máy hàn tig sử dụng công nghệ Inverter hoạt động dựa trên kiểm soát của tần số dao động tùy thuộc theo thiết kế của bo mạch bên trong.
Máy hàn ứng dụng công nghệ Inverter để kiểm soát công suất của thiết bị, tránh lãng phí điện năng khi sử dụng. Ngoài ra máy hàn sử dụng công nghệ này hoạt động chủ yếu dựa vào các bo mạch.
Máy hàn TIG ứng dụng công nghệ Inverter có nguyên lý làm việc khá cơ bản.
– Đầu tiên nguồn điện xoay chiều được chỉnh lưu và lọc thành nguồn điện một chiều, thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện. Điện áp một chiều này được biến đổi thành áp xoay chiều 3 pha đối xứng.
– Thực hiện biến đổi áp một chiều thành áp xoay chiều ba pha đối xứng, thực hiện qua hệ IGBT bằng phương pháp điều chế độ rộng xung.
– Nhờ công nghệ vi xử lý và bán dẫn tần số chuyển mạch xung có thể lên đến dải tần số siêu âm nhằm làm giảm thiểu tiếng ồn cho động cơ và hạn chế tổn thất trên lõi sắt của động cơ.
Máy hàn TIG áp dụng công nghệ biến tần là một trong các công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, và có khá nhiều ưu thế hơn so với các loại máy hàn sử dụng biến áp truyền thống. Ưu điểm của máy hàn TIG công nghệ Inverter:
- Giúp tiết kiệm tối đa điện năng tiêu thụ và chi phí khi sử dụng lâu dài.
- Nhỏ gọn, có thể xách tay được nên dễ di chuyển ở mọi vị trí khác nhau.
- Thiết bị có tích hợp công nghệ điều khiển dạng sóng, cho phép điều khiển tốt biến thiên của hồ quang và tự động chỉnh hồ quang đem lại mối hàn tốt nhất và chất lượng nhất.
- Chất lượng mối hàn cao và ứng dụng hàn được trong nhiều quy trình khác nhau.
Hàn đồng là kỹ thuật quen thuộc đối với nhiều người thợ hàn hiện nay. Tuy nhiên đối với những ai chưa có kinh nghiệm thì không phải ai cũng biết đến kỹ thuật hàn đồng sao cho chuẩn, đúng kỹ thuật. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách hàn đồng với đồng, hàn đồng với inox, thép, nhôm chi tiết
- Khi hàn đồng với inox, ta sử dụng chì để hàn và chất phụ gia đó là hỗn hợp nhựa thông với hàn the.
- Tác dụng của hồn hợp phụ: giúp làm kết dính mối hàn tối đa đạt 100% và làm sạch các mối hàn.
- Trước khi hàn cần làm sạch các điểm hàn bằng giấy giáp.
- Để hàn đồng với đồng, ta cần sử dụng một que hàn bạc là được.
- Tiến hành làm sạch ống đồng bằng cách dùng giấy giáp đánh sạch. Bởi vì đồng khi để lâu ngày ở ngoài không khí thì sẽ bị oxi hóa, nếu không làm sạch thì mối hàn sẽ không ăn.
- Nung nóng điểm hàn đến khi màu đỏ tươi thì đưa que hàn vào loe qua điểm hàn. Khi đó điểm hàn có nhiệt độ rất cao sẽ làm que hàn tan chảy và gắn chặt với điểm hàn. Lưu ý là không nên nung nóng que hàn trước rồi mới cho lên điểm hàn.
- Khi hàn đồng với thép, cần có thêm một chất phụ gia đó là hàn the công nghiệp với tác dụng của nó là làm sạch và kết dính mối hàn.
- Sử dụng que hàn đồng thau khi hàn đồng với thép.
Cách hàn:
- Dùng giấy giáp làm sạch điểm hàn giữa đồng và thép bằng .
- Nung nóng điểm hàn đến lúc có màu đỏ tươi, làm nóng que hàn sau đó chấm vào hàn the công nghiệp sao cho hàn the dính vào que hàn sau đó loe lên điểm hàn.
- Lưu ý: Nung nóng que hàn chứ không được nung tan chảy que hàn khi chấm vào hàn the công nghiệp
Để độ kết dính đạt mức tối đa thì hàn nhôm và đồng cần có que hàn chì hoặc que hàn thiếc, có hàn the công nghiệp và bộ dụng cụ hàn
Hàn the dùng làm chất trợ hàn trong quá trình hàn đồng thau để làm sạch kim loại. Làm cho que hàn đồng chảy đều, khử sạch oxit và cho mối hàn sáng bóng, đẹp, chống oxi hóa, hạn chế hàn lỗi và bảo vệ được kim loại trong và sau khi hàn.
Để có thể bổ sung thêm kĩ năng và kinh nghiệm trong quá trình hàn điện, mời bạn tham khảo ngay những kỹ thuật hàn điện chi tiết nhất ngay sau đây để tao nên những mối hàn đẹp.
Trước khi nắm các kỹ thuật cách hàn điện đúng cách, bạn cần nắm rõ các trường hợp hàn bị lỗi. Cụ thể có:
Que hàn không phù hợp
Lựa chọn que hàn dựa vào chiều dày của vật hàn, chiều dày của vật hàn càng lớn thì đường kính của que hàn càng lớn. Việc lựa chọn que hàn phù hợp có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng mối hàn, ếu lựa chọn không đúng thì sẽ làm thủng vật hàn.
Chất lượng que hàn
Chất lượng que hàn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng mối hàn. Vì vậy, cần có biện pháp bảo quản que hàn đúng cách và tránh tiếp xúc môi trường ẩm ướt. Ngoài ra, trước khi hàn cần sấy que hàn để đảm bảo cho mối hàn tốt nhất.
Cường độ dòng điện chưa đủ lớn
Một việc quan trọng khi hàn đó là biết cách điều chỉnh cường độ dòng điện. Cường độ dòng điện thấp quá dễ dẫn đến hàn bị dính que, hàn không ngấu, mối hàn ngậm xỉ. Nếu cường độ dòng điện cao quá thì gây văng tóe hay làm thủng vật hàn trong khi hàn vật liệu mỏng.
Khoảng cách que hàn đến vật hàn
Nếu khoảng cách que hàn đến vật hàn gần quá cdêc dẫn đến dính que hàn, hoặc nếu khoảng cách xa quá thì không gây được hồ quang hàn.
Để hàn điện đúng kỹ thuật đòi hỏi người thợ có kinh nghiệm làm việc nhất định. Dưới đây là một vài lý thuyết trong hàn điện cơ bản bạn:
Đưa mối hàn về vị trí nằm ngang
Bạn cần đưa mối hàn về vị trí ngang để dễ dàng thao tác hơn. Ví dụ khi hàn ở góc chữ L, nên đưa vật hàn ngửa lên tạo thành góc chữ ‘V’ để hàn dễ hơn. Ngoài ra, cần tăng tính tiếp xúc vật hàn bằng cách là trước khi hàn thì vệ sinh mối hàn tốt, chùi sạch lớp sơn, bụi bám bên ngoài. Nếu gặp sắt tráng kẽm thì mài sạch lớp kẽm ở vị trí hàn. Nếu hàn nhiều đường thì phải gõ, chải để tróc lớp xỉ trước khi hàn đường kế tiếp.
Thiết lập cường độ dòng điện phù hợp
Việc tiết lập cường độ dòng điện còn phụ thuộc vào các yếu tố như: đường kính lõi que hàn, bề dày thuốc bọc, tính chất que hàn, tư thế hàn, vật liệu, loại mối nối, bề dày vật hàn.
Để dòng hàn ra đảm bảo cần xem lại vị trí tiếp xúc từ máy ra tới vật hàn, dây mass, que hàn … sao cho tiếp xúc tốt và đảm bảo cho dòng điện lớn đi qua .
Lựa chọn que hàn phù hợp
Ngoài việc phụ thuộc vào chiều dày của vật hàn thì việc lựa chọn que hàn còn phải phù hợp với từng máy hàn khác nhau. Ví dụ :
- Đường kính que hàn 1.6mm đến 3.2mm: Chọn máy hàn HK200A, HK200E, HK200Z (có thể kéo que hàn 4.0mm)
- Đường kính que hàn từ 3.2mm – 4.0mm: Chọn máy hàn HK250TP, HK250T
- Đường kính que hàn từ 4.0mm – 5.0mm: Chọn máy hàn HK315i, HK315, HK400i (có thể hàn que 6mm)
Vệ sinh vị trí đầu kẹp mass trên vật hàn
Hành động này giúp tăng tiếp xúc và dẫn điện tốt, cụ thể là bạn cần bắt kẹp mass gần vị trí hàn. Khoảng cách đầu que hàn đến vật hàn bằng đường kính đũa hàn và độ nghiêng giữa đũa hàn và mặt phẳng hàn khoảng 70 độ.
Hy vọng với các hướng dẫn kỹ thuật hàn điện trên sẽ giúp cho ban đọc, đặc biệt là những ai mới học nghề có thêm những kinh nghiệm cần thiết để thao tác chính xác hơn.
Hiện nay, máy hàn Hồng Ký và máy hàn Jasic là 2 thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam, rất được ưa chuộng bởi chất lượng và độ bền của máy. Máy hàn Jasic và máy hàn Hồng Ký có gì khác nhau và ưu nhược điểm của từng loại máy như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay!
- Hồng Ký là thương hiệu máy hàn của Việt Nam được thành lập và phát triền từ năm 1986. Bước đầu, doanh nghiệp xây dựng với mô hình kinh tế hộ gia đình với một số mẫu mã nhỏ lẻ được bán chủ yếu ở TP-HCM. Sau hơn 34 năm phát triển, đến nay Hồng Ký đã đạt được những thành tự nhất định, là một trong các thương hiệu hàng Việt Nam hàng đầu trong lĩnh vực cơ khí chế tạo với các sản phẩm như máy hàn điện tử, máy cắt plasma, sản xuất ống thép định hình, máy khoan, máy chế biến gỗ...
Hồng Ký là thương hiệu máy hàn của Việt Nam được thành lập và phát triền từ năm 1986 |
- Jasic là thương hiệu chuyên nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm máy hàn, sản phẩm máy cắt plasma và thiết bị hàn tự động được sản xuất tại Thẩm Quyến, Trung Quốc . Dòng sản phẩm mang thương hiệu này có 60 bằng sáng chế cấp quốc gia, ngoài ra còn đạt chứng nhận ISO:9001 về chất lượng của sản phẩm. Jasic có mặt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, Năm 2011 thì Jasic chính thức có mặt tại Việt Nam và được đón nhận và ưa chuộng.
Năm 2011 thì Jasic chính thức có mặt tại Việt Nam và được đón nhận và ưa chuộng. |
Máy hàn điện tử Hồng Ký nổi bật với các ưu điểm sau:
- Dòng máy hàn Hồng Ký có thiết kế chắc chắn, nhỏ gọn, sử dụng các linh kiện điện tử được gia công bằng máy CNC chuẩn xác đảm bảo độ bền của thiết bị
- Sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO về an toàn điện, ngoài ra còn được trang bị chế độ chống giật (250TP, 315I, 400I) và chế độ bảo vệ khi bị quá nhiệt, quá tải, hoạt động tốt với các nguồn điện không ổn định
- Máy có hiệu suất làm việc cao và hoạt động bền bỉ hơn 25% so với các dòng máy hàn thông thường khác
- Hoạt động êm và tiết kiệm điện năng tốt
- Dễ dàng cài đặt và vận hành máy
- Khả năng hàn đa dạng các vật liệu như sắt, nhôm, inox, ... tạo nên mối hàn đẹp, chắc chắn.
- Máy được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống như hàn cửa sắt, vật dụng ở trong gia đình, trong công nghiệp, xây dựng, ...
Về hạn chế:
Với thiết kế hệ thống tản nhiệt khá lớn thì thân máy của sản phẩm còn khá nặng để chứa bộ phận tản nhiệt. Đây là điểm hạn chế của dòng máy hàn Hồng Ký, tuy nhiên hãng đang dần cải tiến để có thể loại bỏ vấn đề này
- Thiết kế chắc chắn
- Máy hàn Jasic có dòng hàn ổn định và có khả năng hàn nhanh đáng tin cậy.
- Hồ quang ổn định giúp hàn nhanh, ngoài ra khả năng chống dính cao còn giúp hàn cả các loại que hàn khó hàn
- Hoạt động với công suất lớn với độ ồn thấp, cmáy òn được sử dụng để đục lỗ, khoét rãnh và hàn hồ quang
- Có chế độ tự động bảo vệ khi dòng điện bị quá dòng, quá tải
- Hầu hết các dòng sản phẩm máy hàn Jasic đều ứng dụng công nghệ Inverter IGBT giúp tiết kiệm điện năng và mang lại hiệu quả vượt trội
- Dễ dàng cài đặt và vận hành, được ứng dụng ở các nhà xưởng và dân dụng
Về hạn chế:
Ở dòng máy hàn Jasic thì việc bảo trì sửa chữa sẽ khó hơn máy hàn Hồng Ký, cần sự am hiểu của các chuyên viên kỹ thuật về loại máy hàn này.
Để có một mối hàn đẹp và chất lượng cần phụ thụộc bởi rất nhiều yếu tố cấu tạo nên mấy hàn. Trong đó kỹ thuật hàn của người thợ là một yếu tố rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật hàn chì cơ bản, dễ thực hiện và đúng kỹ thuật.
Để hàn nên một mối hàn đẹp thì bạn cần một mỏ hàn chất lượng. Mỏ hàn là vật dụng phổ biến, đơn giản là khi bạn sửa vật dụng điện tử đơn giản trong nhà thì mỏ hàn rất hữu ích.
Trên thị trường hiện nay có 3 loại mỏ hàn chì:
Mỏ hàn nhiệt: Dòng mỏ hàn này sử dụng dây lò xo để đốt nóng mỏ hàn
Mỏ hàn xung: Áp dụng hiện tượng đoản mạch ở giữa hai phần đầu của mỏ hàn, chì hàn tạo ra mối hàn đẹp.
Mỏ hàn khí: Dòng này dùng hỗn hợp khí Axetilen ( đất đèn ) để đốt nóng phần tiếp xúc giữa 2 mảnh kim loại tan chảy và hòa tan vào nhau.
Trong 3 loại mỏ hàn trên thì mỏ hàn nhiệt được nhiều người ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất. Mỏ hàn nhiệt có giá thành rẻ, dễ sử dụng và đạt hiệu quả cao.
Hiện nay trên thị trường có những loại mỏ hàn với nhiều loại công suất khác nhau. Bạn nên mua mỏ hàn có công suất là 40W để hàn ưu việt và tốt nhất. Công suất 40W sẽ đảm bảo cấp nhiệt vừa đủ để không làm hỏng linh kiện và không bị cháy mối hàn, giúp quá trình oxy hóa bề mặt đảm bảo tối đa. Nếu dùng cao hơn 40W thì dễ làm cháy nhựa thông và mất thẩm mỹ của mối hàn.
Nhựa thông dùng trong kỹ thuật hàn thường được để ở dạng rắn, nhưng khi hàn, người ta chấm mỏ hàn vào cục nhựa thông, rồi lấy một phần nhựa thông nóng chảy, tiếp sau đó bao phủ lên bền mặt mối hàn để chống oxy hóa, như vậy mối hàn được bền lâu hơn.
Ngoài ra, nhựa thông cũng có khẳ năng ở dạng lỏng khi được pha vào xăng hoặc dầu lửa…để phủ trực tiếp lên bề mặt các mối hàn, mà các tác dụng vẫn được đảm bảo.
Chì hàn là một chất kết nối, sử dụng để kết nối chi tiết cần hàn. Cụ thể là, phần kim loại chảy ra sẽ lấp đi khoảng trống giữa 2 phần cần hàn với nhau.
Chì hàn được chế tạo với thành phần gồm 60% thiếc và 40% chì, tạo hỗn hợp kim loại có. Ngoài ra, có thể thay đổi thành phần:
- Chì hàn với 63% thiếc và 37% chì có nhiệt độ nóng chảy 183 độ C.
- Chì hàn nguyên chì có nhiệt độ nóng chảy từ 340 độ C đến 370 độ C.
- Chì hàn với hợp kim gồm 96,5% thiếc, 3% bạc và 0,5% Đồng với nhiệt độ nóng chảy 217 độ C.
Các loại chì hàn hiện đại được bọc một lớp nhựa thông có tác dụng làm sạch đầu hàn, đồng thời chống oxy hóa, bảo vệ mối hàn.
Trước khi hàn cần kiểm tra xem đầu mũi hàn chì có bị oxy hóa rỉ thép hay không. Nếu bị oxy hóa rỉ thép thì cần thay ngay, nếu sử dụng thì khi hàn sẽ không đảm bảo, có khi cháy mỗi hàn.
Cần mua những đầu mối hàn chất lượng, tránh mua những đầu mối hàn kém chất lượng bởi khi hàn sẽ gây mất an toàn, hậu quả không tốt.
Máy hàn linh kiện là bộ dụng cụ hàn, trạm hàn để điều chỉnh thông số về dòng điện nhằm đạt được nhiệt độ thích hợp nhất để hàn.
Không gian làm việc cần gọn gàng và dễ dàng lấy phụ kiện để hàn.
- Tay bên phải cầm mỏ hàn
- Tay trái cầm chì hàn
- Chấm đầu mỏ hàn vào cục nhựa thông
- Sau đó đưa mỏ hàn và chì hàn vào điểm cần hàn dữ trong khoảng 3s và nhấc lên.
Lưu ý: Không được chích mỏ hàn vào giấy, vào nước làm hỏng mỏ hàn. Trong lúc hàn cần cẩn thận bị giật dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.
Kỹ thuật hàn nhôm với chì
Để hàn được nhôm vào chì hay chì vào nhôm cho mối hàn ăn và dính nhau thì bạn cần:
- Đầu tiên cần đánh sạch lớp oxi hóa ở bên ngoài lớp nhôm đi.
- Sau đó tráng môt lớp nhựa thông thật nhanh. Lưu ý không để quá lâu rồi mới tráng vì nhôm tác dụng với O2 nhanh sẽ bị oxi hóa.
- Cuối cùng là thao tác hàn tay: tay phải cầm mỏ hàn còn tay trái cầm que hàn nung nóng que hàn khi tan chảy trên điểm hàn.
Mosfet và IGBT là hai công nghệ hàn quen thuộc, được sử dụng nhiều nhất trong các máy hàn điện tử hiện nay. Vậy 2 công nghệ này có đặc điểm gì và có gì khác nhau và sử dụng máy hàn Mosfet hay IGBT sẽ tốt hơn? Cùng giải đáp thắc mắc này ngay sau bài viết dưới đây!
IGBT là viết tắt của cụm từ Insulated Gate Bipolar Transistor, đây là công nghệ thường sử dụng trong máy hàn Inox mỏng, có cấu trúc mạch tương đương IGBT.
Công nghệ hàn điện tử IGBT có cấu tạo bao gồm các Transistor sở hữu cực điều khiển cách ly tạo nên bởi linh kiện bán dẫn công suất 3 cực. Một đặc điểm nổi bật của các Transistor có mạch IGBT đó là có khả năng đóng cắt nhanh của công nghệ hàn MOSFET cũng như chịu tải lớn hơn nhiều so với các Transistor thông thường nhằm hạn chế những sự cố có thể xảy ra trong quá trình vận hành các thiết bị hàn.
Sở dĩ công nghệ hàn IGBT được ưa chuộng trong thời gian gần đây chính là do bản chất được điều khiển bằng điện áp nên nó yêu cầu mức công suất điều khiển rất nhỏ. Bên cạnh đó, IGBT còn cho phép người dùng thoải mái đóng ngắt bằng cách đặt điện áp điều khiển lên cực G và E.
Mosfet là viết tắt của cụm từ Metal Oxide Semiconductor Field Effect Transistor). Đối với các thiết bị máy hàn điện tử trang bị công nghệ MOSFET, chúng có cấu tạo chung bao gồm 3 phần được chia trên 3 bo mạch khác nhau, mỗi bo mạch sẽ có nhiệm vụ riêng biệt. Cụn thể các nhiệm vụ như chuyển đổi dòng điện từ 220V sang dòng điện 1 chiều, điều chỉnh dòng điện và tinh chỉnh đầu ra của dòng điện (điều chỉnh dòng hàn):
– Bo mạch số 1 có nhiệm vụ tích điện chuyển đổi dòng điện từ 220v sang dòng 1 chiều.
– Bo mạch số 2 có nhiệm vụ nắn chỉnh dòng điện theo mức khác nhau.
– Bo mạch số 3 có nhiệm vụ chỉnh dòng hàn, cụ thể là điều chỉnh đầu ra của dòng điện theo từng mức để phóng tia lửa điện mạnh hay yếu
Các công nghệ khác hoạt động tương tự cũng có 3 bo mạch như vậy, nhưng công nghệ hàn MOSFET khác biệt ở bo mạch số 3. Gắn trên bo mạch số 3 có 6 linh kiện, một mặt gắn vào miếng nhôm tản nhiệt còn chân gắn vào bo mạch, nên 2 bên mỗi bên có 6 linh kiện, tổng cộng là 12 linh kiện. Người ra gọi đó là sò công suất, nó có tác dụng là đưa dòng điện ra ngoài với cường độ mạnh để tạo ra dòng hàn có điện áp cao nhất. Ngoài ra ở bo mạch số 2 cũng có 6 linh kiện điện tử gắn tương tự như bo mạch số 3 gọi là “đi- ốt”. Các đi ốt này giúp nắn chỉnh dòng điện và bảo vệ dòng điện khi quá tải, tương ứng với số sò trên bo mạch số 3.
Ưu điểm:
– Các máy hàn được trang bị công nghệ MOSFET có tuổi thọ làm việc lâu dài hơn so với các thiết bị máy hàn truyền thống thông thường.
– Sở hữu khả năng vận hành, cường độ dòng điện và tần suất cao hơn các thiết bị máy hàn có công nghệ IGBT.
– Giá thành rẻ, có thể dễ dàng thay thế và sửa chữa.
Nhược điểm:
– Khả năng chịu đựng tải kém hơn các thiết bị máy hàn được trang bị công nghệ IGBT.
– Cho phép đóng cắt dễ dàng, có chức năng điều khiển nhanh chóng
– Chịu áp lớn hơn MOS, thường từ 600V tới 1.5kV
– Tải dòng lớn xấp xỉ 1KA. Sụt áp bé và điều khiển bằng áp.
– Tiết kiệm điện năng hơn so với máy hàn MOSFET.
Nhược điểm:
Tuy có các ưu điểm nổi bật như trên nhưng công nghệ này tồn tại một số hạn chế như
– Tần số thấp hơn so với máy hàn MOSFET. Với các ứng dụng cần tần số cao áp khoảng 400V thì MOSFET sẽ được ưu tiên hơn. Nếu IGBT hoạt động ở tần số cao thì vấn đề sụt áp sẽ lớn hơn.
– Công suất thiết bị hàn vừa và nhỏ.
– Giá thành cao hơn các linh kiện khác của MOSFET.
Việc chọn thiết bị máy hàn công nghệ MOSFET hay IGBT còn phụ thuộc vào môi trường làm việc và các nhu cầu sử dụng của bạn. Nếu như công việc chỉ là hàn cơ bản, công suất nhỏ thì thiết bị máy hàn điện tử trang bị công nghệ IGBT sẽ phù hợp nhất dành cho bạn.
Ngược lại, nếu như bạn cần đáp ứng các công việc hàn ghép nối yêu cầu mức tần số lớn thường xuyên cùng với mạch nguồn điều biến độ rộng xung thì lúc này máy hàn MOSFET sẽ hợp lý hơn cả.
Hi vọng với những thông tin vừa rồi sẽ giúp cho bạn hiểu rõ về công nghệ IGBT cũng như MOSFET để chọn lựa cho mình thiết bị máy hàn phù hợp nhất.
Hàn vảy cá là kỹ thuật hàn có tính "nghệ thuật" rất cao, đòi hỏi người thợ hàn phải có chuyên môn và linh hoạt. Để hiểu rõ hơn về kỹ thuật hàn này, mời bạn tìm hiểu ngay sau các thông tin dưới đây.
Hàn vảy cá hay còn được gọi là hàn vảy rồng, các đường hàn của kỹ thuật này có hình thù giống như các vảy cá nổi và chồng lên nhau đồng đều.
“Vảy cá” là trung gian dùng để hàn nối ghép 2 kim loại với nhau. Ở nhiệt độ nhất định, chúng thấm và bám chặt vào vật hàn và lấp đầy khe hở sau đó kết tinh tạo nên mối hàn vẩy cá.
Kỹ thuật này được ứng dụng rộng rãi trong ngành kỹ thuật chế tạo như chế tạo máy móc, ô tô, tàu thủy, sản xuất linh kiện điện tử,… hoặc ứng dụng trong chế tạo và sửa chữa bộ tản nhiệt, đường ống dẫn gas,…
Đặc biệt:
- Phương pháp hàn vảy cá không hàn nóng chảy hoàn toàn, còn hàn kim loại cơ bản hay vật liệu hàn bù thì đều nóng chảy.
-Hàn vảy cá không cần hàn vát mép vẫn tạo được liên kết. Liên kết này được tạo ra là nhờ hiện tượng mao dẫn làm điền đầy các khe hở bằng vật liệu hàn bù (vẩy hàn).
Dựa vào nhiệt độ nóng chảy, hàn vảy cá được chia thành 2 nhóm:
Nhóm vẩy hàn dễ nóng:
Phương pháp hàn vẩy cá ở nhiệt độ < 45 độ C, hàn vảy cá ở nhiệt độ thấp dùng để hàn kim loại mềm, chịu lực nhỏ hoặ chỉ để nối một cách đơn thuần. Kim loại bù vào gồm có thiếc hàn và nguyên liệu đặc biệt.
Nhóm vẩy hàn khó nóng:
Hàn vẩy cá ở nhiệt độ > 45 độ C được ứng dụng phổ biến hơn. Vẩy hàn này có độ cứng cao, nên thường hàn ở vật hàn chịu nhiệt lớn. Kim loại bù vào gồm có đồng thau, bạc. Vật hàn chủ yếu đó là nhôm, Niken, đồng…
Với hàn vảy cá, bạn cần di chuyển mỏ hàn lắc nhẹ từ trái sang phải và đi đều tay giống hình zic zac. Khi di chuyển mỏ hàn không dừng quá lâu và thời gian để di chuyển mỏ hàn theo đường thẳng là nửa giây.
Nếu mối hàn vảy cá lần đầu hơi mỏng và muốn mối hàn to hơn thì có thể hàn thêm lớp nữa lên bên trên để mối hàn vảy cá chất lượng hơn.
Máy hàn thích hợp để hàn vảy cá?
Hàn vảy cá có thể áp dụng trên nhiều bề mặt vật liệu kim loại khác nhau, trong đó phổ biến nhất là đồng, nhôm, Niken cùng các hợp kim của chúng.
Hàn vảy cá khi thực hiện bởi khí bảo vệ mới đảm bảo được mối hàn phẳng và đẹp. Để tạo mối hàn vảy cá thì nên sử dụng máy hàn Tig. Đường hàn vảy cá được tạo nên từ máy hàn tig rất đẹp từ màu sắc cho đến hình dáng
Như vậy, kỹ thuật hàn có chuẩn hay không sẽ được thể hiện qua kết quả là mối hàn đẹp và đồng đều. Bởi vậy, để có một mối hàn đẹp cần phải học hỏi và thực hành nhiều. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ đúc rút ra những kinh nghiệm để có thể hàn vảy cá một cách dễ dàng và có được mối hàn đẹp nhất.
Kỹ thuật hàn thiếc được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt là hàn các linh kiện điện tử hay bảng mạch. Vì các chi tiết hàn khá nhỏ nên rất cần sự cẩn thận và tỉ mỉ của những người thợ hàn. Ở bài viết sau đây, cùng tìm hiểu ngay các thông tin về kỹ thuật hàn thiếc đúng kỹ thuật để cho mối hàn đẹp.
Để tạo nên mối hàn thiếc chất lượng cao và thẩm mỹ, cần chuẩn bị đầy đủ các vật liệu:
- Mỏ hàn sạch: cần vệ sinh sạch sẽ mỏ hàn trong quá trình hàn.
- Lựa chọn thiếc hàn chất lượng tốt, phù hợp nhu cầu sử dụng.
- Sử dụng mỏ hàn có công suất từ 40 - 60W.
- Đối với linh kiện dán, cần chuẩn bị nhựa thông lỏng, nếu không phủ thiếc và phủ xanh thì không cần chuẩn bị nhựa thông lỏng.
- Putin
- Tăm bông.
Cần thực hiện theo các bước:
- Bước 1: Làm sạch chân linh kiện với vải mềm thấm putin. Có thể bỏ qua bước này khi không phủ xanh hay phủ thiếc cho linh kiện.
- Bước 2: Chỉnh nhiệt độ của mỏ hàn trong khoảng từ 320 đến 350 độ C phù hợp với loại thiếc bạn sử dụng. Nếu sử dụng mỏ hàn 40W hoặc 60W thì không cần phải điều chỉnh nhiệt độ.
- Bước 3:Quét một lớp nhựa thông mỏng lên vị trí cần hàn.
- Bước 4: Lau sạch mỏ hàn sau đó đặt mỏ hàn nghiêng khoảng 45 độ vào sát chân và cách chân linh kiện khoảng 0,5 mm nhằm mục đích làm nóng chân của linh kiện.
- Bước 5: Đẩy từ từ đầu thiếc vào giữa đầu mỏ hàn và chân linh kiện, kết hợp đưa đầu mỏ hàn vào sát với chân linh kiện. Thực hiện 2 thao tác trên cho đến khi lượng thiếc chảy ra vừa đủ.
- Bước 6: Nhấc thiếc ra, giữ đầu mỏ hàn ở nguyên vị trí và xoay lên còn khoảng10 độ. Sau đó thực hiện nhấc mỏ hàn lên nhanh chóng và dứt khoát để tạo nên một mối hàn tròn và bóng, có tính thẩm mỹ cao.
- Bước 7: Thực hiện các động tác trên với các vị trí cần hàn trên bản mạch, sau khi hàn xong thì dùng chổi sơn hay vải mềm thấm putin để vệ sinh thật sạch bản mạch.
- Khi hàn thiếc, nếu điểm hàn không đủ nóng, thiếc chưa nóng chảy hết thì mối hàn không đảm độ bền chắc đồng thời không được nhẵn bóng đẹp mắt.
- Nếu mối hàn bị lỗi, có thể sử dụng nhựa thông để sửa lỗi mối hàn. Cần ấn đầu mỏ hàn vào nhựa thông rồi ấn vào vị trí mối hàn cần sửa cho đến khi thiếc nóng chảy lỏng hết thì nhấc mỏ hàn ra.
- Khi hàn các linh kiện bán dẫn như là điốt, tranzitor,... nên dùng kẹp kim loại kẹp chân linh kiện để tản nhiệt, tránh làm hỏng linh kiện. Tùy điều kiện, các loại vị trí hàn nên cách thân linh kiện khoảng 1cm và sử dụng các mỏ hàn công suất nhỏ.
CO2 là loại khí được sử dụng phổ biến trong máy hàn điện tử, đặc biệt là máy hàn Mig. Vậy phương pháp hàn CO2 có độc hại không? Mời bạn tìm hiểu ngay câu trả lời ngay sau bài viết dưới đây.
Máy hàn điên tử Mig có thể sử dụng nhiều loại khí bảo vệ khác nhau như khí Argon, khí CO2, hoặc hỗn hợp khí Argon + Heli, Argon + CO2…
Trong thực tế hiện nay, máy hàn Mig dùng khí CO2 là chủ yếu. Khi dùng khí Argon và hỗn hợp khí Argon sẽ cho kết quả mối hàn đẹp nhưng vì giá thành của khí Co2 rẻ hơn nhiều nên mới được ưa chuộng hơn.
Ngoài ra, khi dùng khí Co2 thì mối hàn Mig thường bị đen, khi dùng hỗn hợp khí trộn Argon thì mối hàn thu được sẽ sạch hơn, còn hàn bằng khí Argon nguyên chất thì mối hàn sẽ bóng và không có hiện tượng xỉn màu.
Hàn Co2 có độc không là câu hỏi của rất nhiều người. Ai cũng lo ngại rằng khi hàn khí Co2 sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Thực tế, không chỉ riêng khí Co2 mà khi thao tác trên bất kì loại máy hàn điện tử nào cũng phát sinh ra các chất khí độc.
Những phân tử khối hàn được hình thành từ sự bay hơi của kim loại và chất hàn khi nóng chảy sau đó mang theo các loại khí như Co2, Argon, H2, Photpho, lưu huỳnh.
Những phân tử khối hàn này xâm nhập vào và ngưng tụ đường phổi, theo thời gian sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, không chỉ khói hàn CO2 mà khói hàn từ máy hàn que trong ánh sáng tia lửa hàn cũng rất nguy hiểm, nó có chứa tia UV và khi nhìn trực tiếp lâu sẽ khiến mắt nhiễm độc.
- Cần hàn CO2 ở nơi thông thoáng khí để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe: Bởi lượng khí CO2 và khói hàn trong không khí được sinh ra khá nhiều, khi làm việc trong không gian không thoáng khí thì rất dễ bị thiếu O2.
- Trong quá trình làm việc cần đảm bảo an toàn lao động như trang bị các đồ bảo hộ cần thiết.
- Một biện pháp đơn giản dễ áp dụng: đeo mặt nạ trong quá trình hàn, thêm cả quạt thông gió để có thể giảm thiểu độc hại
- Không hàn khi nồng độ của các chất gây hại vượt quá mức cho phép.
- Để dùng mũ hàn và kính hàn thuận tiện trong quá trình làm việc, có thể sử dụng các giải pháp thông gió để cải tạo môi trường không khí có thể là quạt, chụp hút …
Máy hàn Hồng Ký là thiết bị được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thi công xây dựng cũng như trong các hoạt động chế tạo công nghiệp. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, máy có thể gặp một số lỗi cơ bản. Một trong số các lỗi thường hay gặp đó chính là máy hàn báo lỗi quá tải ( báo đèn đỏ OC). Để có thể tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục lỗi này, mời bạn tìm hiểu ngay.
Máy hàn báo đèn đỏ OC thường do nhiều nguyên nhân, khi đèn đỏ báo lỗi OC sáng cũng là lúc máy ngưng làm việc, các nguyên nhân có thể kể đến:
- Máy hàn phải hoạt động quá lâu, quá tải và gây nóng máy, khi đó bộ cảm ứng bên trong sẽ tự động ngắt mạch điện để có thể đảm bảo an toàn cho người và máy, tránh các rủi ro không đáng có như là hư hỏng máy, chập điện, cháy nổ,...
- Khi bật máy lên, thấy đèn đỏ OC sáng hoặc chập que hàn vào vật hàn đèn OC báo sáng thì có nghĩa phần IGBT hoặc Mosfet bên trong máy bị hỏng.
- Đèn OC báo sáng cũng có thể do mạch điều khiển Mosfet, IGBT ở bên trong máy hàn điện đang bị lỗi. Mạch điều khiển có tác dụng là tạo các xung điều khiển, để đóng ngắt linh kiện bán dẫn công suất, nên nếu hỏng mạch điều khiển thì sẽ dẫn đến mất xung, xung điều khiển bị lệch.
- Một số dòng máy hàn điện tử hoạt động lâu có thể gây quá nhiệt, máy quá nóng sẽ báo đèn đỏ OC. Đối với trường hợp này thì cách khắc phục rất đơn giản, ta chỉ việc tắt máy, cho máy nghỉ hoạt động rồi sau đó khởi động lên lại, đèn đỏ OC không báo là thì có thể tiếp tục làm việc bình thường.
- Thông thường, trường hợp này vấn đề có thể do nguyên nhân từ phần động lực IGBT hoặc MOSFET đang bị chập, khắc phục bằng cách tìm sò chết để thay thế.
- Một số trường hợp, đèn sáng có thể do mạch máy hàn điện tử báo sai lỗi. Trường hợp này, để xử lý nhanh nhất là nên thay thế mạch điều khiển máy hàn điện tử.
- Ngoài ra, máy hàn điện tử có thể bị lỗi driver điều khiển IGBT hoặc MOSFET dẫn đến mất xung, xung điều khiển khi bị lệch làm cho máy hàn không hoạt động.
Trên đây là các nguyên nhân đơn giản dẫn đến máy hàn báo đèn đỏ lỗi OC mà bạn có thể tự kiểm tra và khắc phục. Nếu trong trường hợp bạn chưa xử lý được các lỗi đó thì nên đem máy tới các trạm bảo hành gần nhất để được hỗ trợ sửa chữa.
Máy hàn điện tử là một trong các sản phẩm không thể thiết ở trong ngành cơ khí chế tạo. Cũng giống như các loại máy khác, máy hàn điện tử cũng có một nguyên lý hoạt động mà chỉ có những ai nắm rõ mới có thể ứng dụng sản phẩm tốt nhất trong công việc. Cùng đi sâu vào tìm hiểu chi tiết ngay sau bài viết dưới đây.
+ Máy hàn điện tử có điện áp thứ cấp thấp (Ukt <100V) nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng, do đây là máy biến áp hạ áp.
+ Dòng thứ cấp lớn, đủ cung cấp nguồn nhiệt cho cả quá trình nung chảy kim loại khi hàn.
+ Máy có số vòng dây của cuộn thứ cấp ít hơn số vòng dây cuộn sơ cấp, tiết diện của dây quấn cuộn thứ cấp lớn hơn tiết diện dây quấn của cuộn sơ cấp.
+ Phải hạn chế dòng ngắn mạch nhằm tránh cho máy khỏi bị hư hỏng.
+ Máy biến áp hàn hồ quang tay có đường đặc tính nằm ngoài cong dốc. Để tạo ra loại đường đặc tính này, người ta thường sử dụng máy hàn có bộ tự cảm riêng hoặc chế tạo mạch từ với từ thông tản lớn như máy hàn lõi từ di động, …
+ Nguồn động lực.
+ Nguồn cấp trước.
+ Phần dao động điều khiển.
+ Phần dao động công suất.
+ Biến áp động lực và nắn 1 chiều điện áp hàn.
Cụ thể:
- Ở phần nguồn động lực.
Sau khi điện áp vào thì sẽ nắn qua bộ diode và tụ lọc nguồn, để lấy điện một chiều bằng phẳng tùy vào điện áp đầu vào cấp cho phần điều khiển và băm xung công suất, tùy từng loại máy mà có thể cấp cho cả phần nguồn cấp trước.
- Nguồn cấp trước
nguồn cấp trước thường là nguồn điện áp thấp có cường độ dòng điện nhỏ, đủ cấp cho phần điều khiển, phần bảo vệ ở trước cho máy hà. Ở các máy hàn mini gia đình, nguồn cấp trước sẽ quay lại để mở nguồn trực tiếp cho phần nguồn động lực. Khi khối này cấp đầy đủ hoạt động bình thường thì các đèn báo trước mặt máy hàn sẽ sáng .
- Phần dao động điều khiển
Phần này là tổ hợp bao gồm các linh kiện gắn trên bo mạch, quyết định chất lượng lên đến 70% chiếc máy hàn. Phần điều khiển lấy những tham số đầu ra, các cảm biến đảm bảo cho các khối khác hoạt động bình thường, lúc đó khối này đưa ra một dạng xung vuông, xung sin, hoặc răng cưa và tần số sẽ tùy theo từng loại máy cấp cho phần dao động công suất .
- Phần dao động cộng suất
Phần dao động cộng suất bao gồm các linh kiện làm việc với điện áp và dòng điện lớn, chịu được tần số cao và ở nhiệt độ có thể lên đến 85 độ C. Phần công suất dao động băm điện áp ( nguồn động lực) ở tần số tùy thuộc vào phần điều khiển và cấp cho biến áp động lực.
- Phần biến áp động lực và nắn 1 chiều điện áp hàn.
Biến áp động lực của chiếc máy hàn điện tử thường là biến áp ferit, nên tiết diện của biến áp rất nhỏ và tần số hoạt động biến áp rất cao có thể lên đến vài MH. Biến áp đưa ra điện áp nắn lọc qua diode công suất tạo nên điện 1 chiều với hiệu điện thế từ 35v đến 80v và dòng hàn từ khoảng 100A đến hàng nghìn AMP tùy từng loại sản phẩm.
Nhôm là một trong những vật liệu quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên nhôm cũng là vật liệu khó hàn, và để đạt được sản phẩm đẹp cần yêu cầu người thợ có tay nghề cao và sử dụng loại máy hàn chuyên dụng. Vậy để hàn nhôm thì người thợ hàn cần lưu ý những gì? Cùng đi sau vào tìm hiểu ngau sau bài viết sưới đây
Để hàn nhôm, thợ hàn cần làm sạch bề mặt của vật hàn cẩn thận, cụ thể là đánh sạch lớp oxit nhôm trên bề mặt và các chất bẩn từ dầu, mỡ. Việc làm sạch lớp oxit này sẽ hạn chế sự thấu sâu của kim loại vào vật hàn.
Để làm sạch lớp oxit nhôm, có thể sử dụng bàn chải bằng thép không gỉ để đánh hoặc sử dụng dung môi và các phương pháp ăn mòn để làm sạch. Khi dùng bàn chải thì chải theo một hướng, chải nhẹ và đều, để không làm bề mặt thô ráp quá dẫn đến việc ngậm oxit trên bề mặt vật hàn.
Ngoài ra, không được dùng bàn chải đã sử dụng để làm sạch vật hàn bằng thép để làm sạch bề mặt của vật hàn bằng nhôm. Khi dùng phương pháp làm sạch bằng hóa học cần đảm bảo làm sạch dung môi ăn mòn ở trên bề mặt chi tiết trước khi hàn. Để giảm nguy cơ hydrocarbon từ dầu mỡ hay dung môi từ nguyên công cắt xâm nhập mối hàn, cần làm sạch chúng bằng chất tẩy. Kiểm tra chắc chắn rằng chất tẩy không chứa thành phần hydrocarbon.
Mục đích của gia nhiệt vật hàn là để tránh nứt mối hàn. Nhiệt độ nung nóng của vật hàn không vượt quá 230F. Nên dùng nhiệt kế để có thể chủ động duy trì nhiệt độ, tránh quá nhiệt. Thợ hàn cần nung nóng trước các chi tiết dày khi hàn chi tiết mỏng.
Với nhôm, khi hàn với thao tác đẩy mỏ thì sẽ làm sạch tốt hơn, giảm thiểu nhiễm bẩn mối hàn và giúp tăng khả năng bảo vệ của khí.
Khi hàn nhôm cần thực hiện nóng và nhanh. Không như thép, tính dẫn nhiệt cao của nhôm yêu cầu phải đặt điện áp hàn lớn, dòng hàn lớn, và tốc độ di chuyển mỏ hàn cũng nhanh hơn. Nếu tốc độ di chuyển của mỏ chậm, có thể dẫn tới cháy mối hàn, đặc biệt là khi hàn các chi tiết mỏng.
Loại khí được chọn để sử dụng phổ biến nhất cho hàn nhôm là Khí Argon, với tác dụng làm sạch và thâm nhập tốt. Hàn các hợp kim nhôm, hỗn hợp khí bảo vệ kết hợp argon và heli sẽ giảm thiểu sự hình thành oxit magiê.
Lựa chọn dây hàn có nhiệt độ nóng chảy tương tự với vật liệu cơ bản. Thợ hàn càng hạn chế khoảng nóng chảy kim loại thì sẽ càng dễ hàn. Để hàn các chi tiết mỏng, nên sử dụng dây 0.8mm kết hợp quy trình hàn xung tại tốc độ thấp từ 100 đến 300 inch/phút là tối ưu.
Khi hàn nhôm thì hiện tượng nứt mối hàn thường hay xảy ra. Nguyên nhân nứt là do mức độ dãn nở vì nhiệt cao của nhôm và sự co ngót diễn ra khi nguội mối hàn. Nguy cơ nứt mối hàn là rất lớn với các mối hàn lõm vì bề mặt mối hàn co ngót và rách khi nguội. Do đó, thợ hàn cần thao tác hàn để hình thành nên mối hàn dạng lồi. Bởi vì khi mối hàn nguội dần, dạng lồi mối hàn sẽ cân bằng lực co ngót.
Khi chọn thiết bị hàn cho hàn nhôm trong khí bảo vệ, việc đầu tiên là cần lựa chọn phương pháp dịch chuyển hồ quang phun hoặc xung. Máy hàn với chế độ dòng hàn không đổi (CC) và điện áp hàn không đổi (CV) được sử dụng cho hàn hồ quang phun. Với các chi tiết nhôm dày, đòi hỏi dòng hàn mức hơn 350A, chế độ CC với kết quả tốt nhất.
Kỹ thuật hàn 6G là một kỹ thuật khó và đòi hỏi thợ cần được đào tạo và có kinh nghiệm. Dù có khó nhưng kỹ thuật này vẫn có sức hút khiến rất nhiều người quan tâm và tìm học. Để hiểu rõ hơn về kỹ thuật hàn 6G, mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Theo tiêu chuẩn Hiệp hội Hàn Hoa Kỳ (AWS), Hàn 6G là tư thế hàn trục ống nằm nghiêng một góc 45 độ so với mặt phẳng nằm ngang và ống cố định (không quay) trong lúc hàn. Hàn 6G công nghệ cao là tư thế hàn được đánh giá rất khó, bao gồm gần như tất cả các tư thế ở trong không gian.
Hàn 6G công nghệ cao là tư thế hàn được đánh giá rất khó |
Bạn có thể tìm thấy các trục ống nằm nghiêng và không quay khi hàn ở các công trình nhiệt điện, dầu khí, ống công nghệ… Đặc điểm của các công trình này là thường xuyên chịu áp lực cao nên không dùng được các phương pháp hàn phổ thông.
Thực tế không chỉ có vật liệu nằm nghiêng mà còn có mặt bích (vách chắn ngay tại điểm hàn), lúc này độ khó của thao tác hàn cao hơn và hàn 6G sẽ được nâng lên thành 6GR. Chính vì thế, một người thợ hàn với trình độ hàn 6G có thể được gọi là “ông vua của kỹ thuật hàn”.
Vị trí hàn 6G là một tư thế hàn khó, trước khi “chinh phục” kỹ thuật hàn 6G, đòi hỏi người học thành thạo các kỹ năng, kỹ thuật hàn thép tấm từ 1G – 4G và kỹ thuật hàn ống từ vị trí 1G, 2G, 5G.
Đặc biệt, kỹ năng hàn ống ở vị trí hàn 6G với hàn hai tay là việc mà không phải thợ hàn nào cũng làm được. Khi hàn trục ống nằm nghiêng một góc 45 độ, (do trọng lực) và hướng nghiêng của vật liệu người thợ hàn cần kiểm soát dòng chảy của kim loại theo hướng thẳng đứng. Như vậy đòi hỏi thợ hàn 6G cần có các kỹ thuật xử lý khéo léo và dày dặn kinh nghiệm. Vì vậy, nếu là một thợ hàn 6G giỏi thì sẽ dễ được chiêu mộ với mức lương cao, đặc biệt là vị trí thợ hàn Tig 6G.
Hàn 6G được thực hiện bằng máy hàn que, máy hàn Tig hoặc máy hàn Mig tùy thuộc vào lớp hàn hay vật hàn.
Phôi hàn cần được làm sạch trước lúc hàn, mép vát vào khoảng 40 độ và nên hàn đính để cố định trước.
Nên chọn loại que hàn có đường kính phù hợp với liên kết hàn. Đối với vật hàn dày thì nên hàn nhiều lớp, nếu hàn que thì với hàn lớp lót trước nên chọn loại que hàn 2.5mm, tiếp đến khi hàn ở các lớp trung gian thì nên chọn que hàn có đường kinh lớn hơn 3.2mm.