Chào mừng bạn đến với http://mayhanhongkychatluong.blogspot.com/
Mosfet và IGBT là hai công nghệ hàn quen thuộc, được sử dụng nhiều nhất trong các máy hàn điện tử hiện nay. Vậy 2 công nghệ này có đặc điểm gì và có gì khác nhau và sử dụng máy hàn Mosfet hay IGBT sẽ tốt hơn? Cùng giải đáp thắc mắc này ngay sau bài viết dưới đây!
IGBT là viết tắt của cụm từ Insulated Gate Bipolar Transistor, đây là công nghệ thường sử dụng trong máy hàn Inox mỏng, có cấu trúc mạch tương đương IGBT.
Công nghệ hàn điện tử IGBT có cấu tạo bao gồm các Transistor sở hữu cực điều khiển cách ly tạo nên bởi linh kiện bán dẫn công suất 3 cực. Một đặc điểm nổi bật của các Transistor có mạch IGBT đó là có khả năng đóng cắt nhanh của công nghệ hàn MOSFET cũng như chịu tải lớn hơn nhiều so với các Transistor thông thường nhằm hạn chế những sự cố có thể xảy ra trong quá trình vận hành các thiết bị hàn.
Sở dĩ công nghệ hàn IGBT được ưa chuộng trong thời gian gần đây chính là do bản chất được điều khiển bằng điện áp nên nó yêu cầu mức công suất điều khiển rất nhỏ. Bên cạnh đó, IGBT còn cho phép người dùng thoải mái đóng ngắt bằng cách đặt điện áp điều khiển lên cực G và E.
Mosfet là viết tắt của cụm từ Metal Oxide Semiconductor Field Effect Transistor). Đối với các thiết bị máy hàn điện tử trang bị công nghệ MOSFET, chúng có cấu tạo chung bao gồm 3 phần được chia trên 3 bo mạch khác nhau, mỗi bo mạch sẽ có nhiệm vụ riêng biệt. Cụn thể các nhiệm vụ như chuyển đổi dòng điện từ 220V sang dòng điện 1 chiều, điều chỉnh dòng điện và tinh chỉnh đầu ra của dòng điện (điều chỉnh dòng hàn):
– Bo mạch số 1 có nhiệm vụ tích điện chuyển đổi dòng điện từ 220v sang dòng 1 chiều.
– Bo mạch số 2 có nhiệm vụ nắn chỉnh dòng điện theo mức khác nhau.
– Bo mạch số 3 có nhiệm vụ chỉnh dòng hàn, cụ thể là điều chỉnh đầu ra của dòng điện theo từng mức để phóng tia lửa điện mạnh hay yếu
Các công nghệ khác hoạt động tương tự cũng có 3 bo mạch như vậy, nhưng công nghệ hàn MOSFET khác biệt ở bo mạch số 3. Gắn trên bo mạch số 3 có 6 linh kiện, một mặt gắn vào miếng nhôm tản nhiệt còn chân gắn vào bo mạch, nên 2 bên mỗi bên có 6 linh kiện, tổng cộng là 12 linh kiện. Người ra gọi đó là sò công suất, nó có tác dụng là đưa dòng điện ra ngoài với cường độ mạnh để tạo ra dòng hàn có điện áp cao nhất. Ngoài ra ở bo mạch số 2 cũng có 6 linh kiện điện tử gắn tương tự như bo mạch số 3 gọi là “đi- ốt”. Các đi ốt này giúp nắn chỉnh dòng điện và bảo vệ dòng điện khi quá tải, tương ứng với số sò trên bo mạch số 3.
Ưu điểm:
– Các máy hàn được trang bị công nghệ MOSFET có tuổi thọ làm việc lâu dài hơn so với các thiết bị máy hàn truyền thống thông thường.
– Sở hữu khả năng vận hành, cường độ dòng điện và tần suất cao hơn các thiết bị máy hàn có công nghệ IGBT.
– Giá thành rẻ, có thể dễ dàng thay thế và sửa chữa.
Nhược điểm:
– Khả năng chịu đựng tải kém hơn các thiết bị máy hàn được trang bị công nghệ IGBT.
– Cho phép đóng cắt dễ dàng, có chức năng điều khiển nhanh chóng
– Chịu áp lớn hơn MOS, thường từ 600V tới 1.5kV
– Tải dòng lớn xấp xỉ 1KA. Sụt áp bé và điều khiển bằng áp.
– Tiết kiệm điện năng hơn so với máy hàn MOSFET.
Nhược điểm:
Tuy có các ưu điểm nổi bật như trên nhưng công nghệ này tồn tại một số hạn chế như
– Tần số thấp hơn so với máy hàn MOSFET. Với các ứng dụng cần tần số cao áp khoảng 400V thì MOSFET sẽ được ưu tiên hơn. Nếu IGBT hoạt động ở tần số cao thì vấn đề sụt áp sẽ lớn hơn.
– Công suất thiết bị hàn vừa và nhỏ.
– Giá thành cao hơn các linh kiện khác của MOSFET.
Việc chọn thiết bị máy hàn công nghệ MOSFET hay IGBT còn phụ thuộc vào môi trường làm việc và các nhu cầu sử dụng của bạn. Nếu như công việc chỉ là hàn cơ bản, công suất nhỏ thì thiết bị máy hàn điện tử trang bị công nghệ IGBT sẽ phù hợp nhất dành cho bạn.
Ngược lại, nếu như bạn cần đáp ứng các công việc hàn ghép nối yêu cầu mức tần số lớn thường xuyên cùng với mạch nguồn điều biến độ rộng xung thì lúc này máy hàn MOSFET sẽ hợp lý hơn cả.
Hi vọng với những thông tin vừa rồi sẽ giúp cho bạn hiểu rõ về công nghệ IGBT cũng như MOSFET để chọn lựa cho mình thiết bị máy hàn phù hợp nhất.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét