Chào mừng bạn đến với http://mayhanhongkychatluong.blogspot.com/
Trong các kỹ thuật hàn hiện nay thì hàn gang là một trong số các kỹ thuật khó và khá phức tạp. Để biết thêm được phương pháp và kỹ thuật hàn gang đúng kỹ thuật, mời bạn đi sâu vào bài viết.
- Kỹ thuật hàn gang ở trong sửa chữa bánh răng bị nứt có nung nóng sơ bộ
Trong sửa chữa bánh răng bị nứt, vật hàn tuy có độ cứng cao nhưng vẫn có thể được tiến hành nung nóng sơ bộ. Mục đích việc nung nóng sơ bộ là để cho kim loại mối hàn và kim loại vùng ảnh hưởng nhiệt có độ tăng và giảm nhiệt độ đồng đều nhau, tránh xảy ra hiện tượng bị nứt do ứng suất nhiệt.
- Kỹ thuật hàn gang ở trong sửa chữa vết nứt phân nhánh
Các vật đúc bằng gang có thành mỏng thì khi hư hỏng thường bị nứt phân nhánh. Trường hợp này trước khi hàn thì cần tiến hành khoan các lỗ có đường kính từ 20 - 25mm ở các đầu nhánh để ngăn không cho vết nứt tiếp tục lan rộng. Bước tiếp theo là hàn ở chỗ bắt đầu vết nứt đến chỗ vết nứt gặp nhau, cuối cùng là hàn lỗ khoan.
- Kỹ thuật hàn vết nứt liên quan đến trọng tải vận hành
Các chi tiết phức tạp như bệ và khung máy khi hàn xong cần đảm bảo cơ tính của mối hàn tốt, vật hàn sau khi sửa chữa có thể vận hành trong điều kiện phân bố ứng suất thuận lợi nhất.
a/ Phương pháp hàn nóng gang
Hàn nóng là phương pháp nung nóng sơ bộ vật hàn khoảng 600 - 650 độ C, tốc độ nung là 120 độ C/h. Nhiệt độ này được duy trì trong suốt quá trình hàn. Điều này giúp tránh xuất hiện gang trắng và các tổ chức tôi ở trong vùng ảnh hưởng nhiệt. Sau khi hàn, mối hàn cần làm nguội chậm với tốc độ là 120 độ C/h đối với các vật hàn có độ dày trung bình 25mm. Mối hàn có thể làm nguội trong lò hoặc trong vỏ bọc cách nhiệt. Có thể dùng khuôn graphit tạo dáng mối hàn do tính khó thao tác của gang trong khi hàn.
Đối với que hàn hY dùng loại que có lõi bằng gang, đường kính que hàn khá lớn (14 - 16mm). Vỏ bọc que hàn có chiều dày tối thiểu là 2mm và đảm bảo dòng hồ quang cháy đều, đủ bù lượng kim loại bi hao hụt do oxi hóa trong cả quá trình hàn.
Trước khi hàn, que hàn sấy ở 200 - 250độ C. Cường độ dòng hàn khoảng từ 60 đến 100. Công suất nhiệt khi hàn lớn nên cần đảm bảo chống nóng cho thựo hàn và hàn nhanh. Mặc dù đối với phương pháp hàn nóng chảy thì chất lượng mối hàn tương đương với kim loại cơ bản, mối hàn sau hàn dễ gia công nhưng ít được áp dụng do các khó khăn nhất định về điều kiện lao động của các thợ hàn cũng như là các công tác chuẩn bị trước khi hàn.
b/ Phương pháp hàn gang nguội
Hàn nguội sử dụng công suất tối thiểu của nguồn nhiệt hàn nhằm hạn chế sự hình thành các tổ chức tôi và biến trắng ở vùng bị ảnh hưởng bởi nhiệt. Cách hàn này không sử dụng phương pháp nung nóng sợ bộ. Trình tự hàn theo chiều dài mối hàn thường được áp dụng là hàn bước ngược, hàn đối xứng và gián đoạn. Thực hiện đường hàn từ 2 - 3cm sau đó để nguội xuống 50 độ C rồi mới hàn tiếp.
c/ Nung nóng sơ bộ trong hàn gang:
Trong hàn nóng, nung nóng sơ bộ là điều bắt buộc. Đối với hàn nguội, nung nóng sơ bộ nằm trong khoản từ 300 - 400 độ C (thường gọi là hàn nửa nguội), thường được áp dụng cho các vết nứt có hình dạng phức tạp và có chiều dày lớn. Cả 2 trường hợp đều có cho mình phương pháp hàn thích hợp. Nung nóng sơ bộ chỉ được áp dụng khi thật cần thiết. Không cần phải nung nóng sơ bộ khi mà mối hàn đắp lên bề mặt bánh răng. Thực chất của nung nóng sơ bộ ở đây đó là tạo ra biến dạng ngược và biến dạng hàn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét