Chào mừng bạn đến với http://mayhanhongkychatluong.blogspot.com/
Kỹ thuật hàn nhôm bằng gió đá là một trong những kỹ thuật hàn rất quan trọng mà người thợ hàn cần biết để có thể ứng dụng tốt trong gia công các công cụ được làm bằng nhôm. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc những kinh nghiệm cần lưu ý trong kỹ thuật hàn nhôm để có thể hạn chế các lỗi này.
Nhôm là kim loại nhẹ có nhiệt độ nóng chảy 660 độ C, có tính dẫn nhiệt cao gấp ba lần khi so với thép Cacbon. Nhôm dễ kết hợp với oxy tạo thành oxit nhôm, có nhiệt độ nóng chảy và có khối lượng riêng lớn hơn nhôm.a
Trong quá trình hàn rất khó quan sát được bể hàn vì nhôm không bị đổi màu khi chuyển thái rắn sang trạng thái lỏng,
Khi hàn nhôm dễ xảy ra hiện tượng rỗ khí vì nhiệt độ cao nhôm lỏng hòa tan nhiều khí đặc biệt là khí H2. Đồng thời ở nhiệt độ cao, nhôm và hợp kim của nhôm có độ bền rất thấp, khi nhiệt độ hàn gần với nhiệt độ nóng chảy, vật hàn có thể bị phá hủy do chính trọng lượng của nó.
Chuẩn bị vật hàn
Trước khi hàncần làm sạch bề mặt vật hàn, đánh sạch lớp oxit nhôm cũng như vết bẩn dầu mỡ trên bề mặt vật hàn. Có thể dùng bàn chải thép không gỉ, dung môi hoặc áp dụng các phương pháp ăn mòn để làm sạch lớp oxit nhôm. Trường hợp sử dụng bàn chải thép không gỉ, nên chải theo một chiều và chảy nhẹ, tránh làm bề mặt bị thô ráp, xù xì tăng nguy cơ ngậm oxit của vật hàn. Không nên sử dụng bàn chải đã dùng để làm sạch vật hàn bằng thép để làm sạch vật liệu nhôm
Trường hợp bạn dùng dung môi, chất hóa học để làm sạch bề mặt vật hàn thì cần làm sạch các chất này trên bề mặt trước khi hàn.
Kỹ thuật đẩy mỏ hàn
Trong hàn nhôm để làm sạch tốt hơn, nên sử dụng thao tác đẩy mỏ hàn thay vì dùng thaotác kéo mỏ như hàn với các vật liệu khác. Đồng thời đẩy mỏ hàn cũng sẽ giúp làm giảm nhiễm bẩn mối hàn và cũng giúp tăng khả năng bảo vệ của khí.
Gia nhiệt
Gia nhiệt vật hàn, tránh làm nứt mối hàn. Nhiệt độ nung nóng vật hàn không được vượt quá 230F. Để dễ dàng kiểm soát và duy trì nhiệt độ tránh quá nhiệt, nên sử dụng nhiệt kế khi hàn. Khi hàn 2 chi tiết có độ dày khác nhau thì nên nung nóng chi tiết dày trước khi hàn với chi tiết mỏng.
Tốc độ di chuyển
Nhôm có tính dẫn nhiệt rất cao nên khi hàn nhôm đòi hỏi phải đặt điện áp dòng hàn lớn và tốc độ di chuyển mỏ hàn phải nhanh. Tốc độ di chuyển mỏ hàn chậm sẽ dẫn đến hiện tượng cháy thấu mối hàn, đặc biệt là hàn các vật mỏng.
Dây hàn
Bạn nên chọn dây hàn có nhiệt độ nóng chảy gần bằng với vật liệu cơ bản vì khi hạn chế nhiệt độ nóng chảy của kim loại thì giúp bạn dễ hàn hơn.
Khí bảo vệ
Khi Argon là khí được sử dụng nhiều nhất khi hàn nhôm, bởi nó có tác dụng làm sạch cũng như đặc thâm nhập tốt. Khí Argon giúp làm thiểu khả năng hình thành oxit magie
Mối hàn nhôm
Nứt mối hàn là hiện tượng xảy ra thường xuyên trong hàn nhôm gió đá. Do mức độ dãn nở nhiệt cao của nhôm và co ngót xảy ra khi làm nguội mối hàn. Bề mặt hàn co ngót và rách khi nguội làm mối hàng có hình lõm hoặcbị nứt ra, vì thế khi hàn nhôm nên thao tác hàn để tạo mối hàn lồi và khi mối hàn nguội thì dạng lồi mối hàn sẽ cân bằng lực co ngót.
Lựa chọn nguồn hàn
Với ứng dụng hàn nhôm hay hợp kim nhôm thì khi chọn nguồn hàn bạn cần lựa chọn phương pháp dịch hồ quang phun hoặc xung. Thông thường máy hàn sẽ có chế độ dòng hàn không đổi (CC) và điện áp không đổi (CV) dùng để hàn hồ quang phun. Chế độ hàn CC cho kết quả tốt nhất khi hàn chi tiết dày, cần dòng hàn mức cao hơn 350A.
Trên đây là toàn bộ vấn đề mà bạn cần lưu ý khi thực hiện hàn nhôm gió đá. Hy vọng với những lưu ý này bạn sẽ thực hiện các mối hàn nhôm có tính thẩm mỹ cao và bền chắc nhất.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét