Chào mừng bạn đến với http://mayhanhongkychatluong.blogspot.com/
Không ít thợ hàn gặp vấn đề bỏng rát mặt trong quá trình hàn. Tình trạng này nếu kéo dài có thể khiến thợ hàn khó chịu, gây ra các bệnh lý về da. Để khắc phục rát mặt khi hàn, mời bạn tìm hiểu qua bài viết!
Trong tia lửa hàn của các máy hàn điện có chứa tia UV bước sóng 315mm có thể gây ra các tình trạng viêm kết giác mạc hay bỏng nhiệt thậm chí để lại sẹo trên da.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng rát mặt khi hàn là:
Thợ chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc, thao tác hàn không thuần thục dẫn đến khó xử lý tình huống kịp thời.
Thợ không trang bị đồ bảo hộ lao động hoặc không sử dụng đồ bảo hộ đúng cách.
Thợ hàn làm việc trong môi trường hàn không đảm bảo an toàn...
Tình trạng bỏng rát mặt khi hàn được chia thành nhiều mức độ khác nhau, bao gồm:
Mức độ 1: Da bị đỏ ửng, đau và sưng nhẹ.
Mức độ 2: Vết bỏng da dày hơn, đỏ ửng, bề mặt xuất hiện nhiều vết loang lổ.
Mức độ 3: Ít gặp, thợ hàn đau rát, mất cảm giác mô da do tổn thương nghiêm trọng.
Đối với những trường hợp bỏng nhẹ, vết thương sẽ tự lành sau khoảng vài ngày. Trường hợp vết bỏng nặng cần chú ý điều trị hiệu quả.
Dưới đây là 3 cách chữa rát mặt khi hàn rất bổ ích và an toàn mà các anh em cơ khí có thể áp dụng:
Cách thực hiện: Lấy khoảng 5 viên đá lạnh nhỏ, đập vụn sau đó cho vào túi vải sạch chườm trực tiếp lên mặt. Cách chườm lạnh này có thể làm giảm cảm giác khó chịu nhanh chóng chỉ trong vài phút.
Bạn chỉ nên chườm trong thời gian ngắn để làm dịu vết rát, không nên chườm quá lâu có thể gây ảnh hưởng đến mao mạch dưới da.
Cách thực hiện: Dùng phần ruột màu trắng ở bên trong, tiếp đến bạn dùng phần này đắp trực tiếp lên vùng mặt bị tổn thương khoảng 10-15 phút.
Bên cạnh đó thì bạn cũng có thể xay ruột nha đam để lấy nước và dùng gạc hoặc vải sạch ngâm và đắp lên mặt. Lưu ý: Khi gọt vỏ lá nha đam bạn nên rửa sạch tránh không cho vỏ dính vào ruột. Nếu không cẩn thận có thể gây ra tác dụng ngược vì nhựa nha đam khá độc.
Cách thực hiện: Rửa sạch lá rau diếp cá, tiếp đến bạn tiến hành trụng qua nước sôi, để ráo nước và giã nhuyễn. Dùng gạc bọc phần lá vừa xử lý và đắp lên mặt từ 2-3 lần trong ngày.
Trên đây là những cách chữa rát mặt khi hàn được khuyến nghị cho người bệnh mức độ 1 và 2. Với những người bị bỏng mức độ nặng cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được điều trị hiệu quả.
>>> XEM THÊM:
Cách hàn sắt mỏng không bị thủng đơn giản, mối hàn đẹp
Cách kiểm tra chất lượng mối hàn, tìm ra ngay nhược điểm cần sửa
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét