Chào mừng bạn đến với http://mayhanhongkychatluong.blogspot.com/
Thông thường, trên mỗi máy hàn thường có những thông số về cấu tạo, điện áp, cũng như công suất hoạt động của máy. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết những thông số đó.
Trước tiên, bạn cần xác định loại nguồn điện mà bạn sử dụng để chọn được máy hàn phù hợp.
Các máy hàn điện tử có dòng hàn từ 160A đến 250A: Thường được thiết kế dùng với cấp điện áp 1 pha 220V.
Các máy hàn điện tử có dòng hàn từ 250A đến 500A: Thường được thiết kế dùng với điện áp 3 pha 380V.
Để hiểu rõ thông số kỹ thuật của máy hàn, hãy xem ví dụ cụ thể của 1 bảng thông số sau:
I. Điện áp không tải (Open Load): 56V
II. Duty Cycle: Là chu kỳ làm việc của máy trong thời gian 10 phút
60% có nghĩa là máy làm việc trong thời gian 6 phút liên tục và có 4 phút ngưng lại để giải nhiệt. Như vậy tại 60% chu kỳ làm việc thì máy có khả năng cấp dòng hàn 160A liên tục trong 6 phút (Que hàn 3,2mm nếu đốt liên tục hết 1 que thì mất thời gian khoảng hơn 1 phút, 60% chu kỳ làm việc tương đương với việc bạn đốt liên tục 5 que hàn 3,2mm).
Nếu tiếp tục đốt thì sau 8 phút (80% chu kỳ làm việc) dòng hàn tụt xuống còn 143A.
Và tiếp tục đốt đến phút thứ 10 (100% chu kỳ làm việc) thì máy chỉ có thể cấp được dòng hàn là 124A.
Điều này giải thích lý do tại sao các máy hàn điện tử càng đốt liên tục thì hồ quang càng yếu đi. Thông số 60% Duty Cycle còn thể hiện khả năng cấp dòng hàn thực của máy chỉ 160A (tương đương máy hàn 160A). Để máy hàn điện tử làm việc hiệu quả, bạn nên cho máy làm việc ở 60% chu kỳ mà thôi.
III. Điện áp đầu ra của máy hàn (U0)
IV. Dòng điện nguồn ra để hàn (I0): Dựa vào thông số này để điều chỉnh phạm vi dòng hàn phù hợp.
V. Dòng điện nguồn cấp phù hợp cho máy hoạt động (IInput): Dòng điện nguồn cấp cần thiết cho máy hoạt động. Ở bảng trên tối đa là 16,5A. Bạn dựa vào thông số này để chọn tiết diện dây cấp nguồn thích hợp cho máy.
VI. Input: Thông số này cho biết chỉ số tiêu thụ điện lưới của máy.
VII. Power Factor: Đây là hệ số cho biết mức độ tiết kiệm điện năng của máy hàn. Hệ số này càng lớn gần bằng 1 thì máy càng tiết kiệm điện.
VIII. Protection IP21: IP là viết tắt của Ingress Protection. Đây là thông số thể hiện mã bảo vệ máy dưới các tác động từ phía môi trường bên ngoài. Với mức bảo vệ IP21 thì chỉ số thứ nhất (số 2) cho biết các vật có đường kính lớn hơn 12mm sẽ không thể bay vào trong máy. Còn chỉ số thứ 2 (số 1) thì cho biết các giọt nước không thể rơi vào trong máy.
Dựa vào việc đọc thông số Protection thì bạn có thể tùy thuộc vào điều kiện làm việc mà lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp. Nếu điều kiện làm việc là trong nhà xưởng thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng các máy có mã bảo vệ là IP21 còn nếu điều kiện làm việc là ngoài trời thì bạn có thể lựa chọn các máy có mã bảo vệ là IP23 hoặc IP24.
Việc chọn công suất của máy cho phù hợp với độ dày của vật hàn là rất cần thiết. Bạn có thể tính toán công suất máy như sau: Công suất máy hàn (Ampe) = [Độ dày cần hàn (mm) : 0,025].
Như vậy, chọn lựa máy hàn cần căn cứ vào những quy chuẩn về thông số kỹ thuật, công suất máy hàn để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn!
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét